Xem bài

Lăng Vua Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Trong các lăng tẩm triều Nguyễn ở Huế, Lăng Minh Mạng (hay còn gọi là Hiếu Lăng) - do Vua Minh Mạng chọn vị trí, kiến thiết họa đồ lăng tẩm cho mình và khi Vua Minh Mạng qua đời, Vua Thiệu Trị tiếp nối xây dựng theo đúng họa đồ mà Vua Cha đã chọn - nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km . Lăng Minh Mạng được xem là công trình kiến trúc có vẻ đẹp thâm nghiêm với bố cục hoàn chỉnh nhất trong các lăng tẩm ở Huế, được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 đã được công nhận là di tích cấp quốc gia và di sản thế giới.

Không phải người xứ Huế, nên chẳng nhớ đường đến Lăng Minh Mạng “ra răng”, cũng chẳng nhớ vị trí Lăng nằm ở “mô” trên đất Kinh thành - chỉ nhớ từ cầu Tràng Tiền đi trở vô hướng An Cựu – qua cầu An Cựu  - về hướng Hương Thủy rồi quẹo bên tay phải rồi đi “miết”....là đến Lăng.

Từ ngoài đường chính, đi tiếp theo con đường hai bên rợp bóng cây rừng sẽ nhìn thấy Tả hồng Môn, đây là lối ra vào chính dành cho khách tham quan, trước đây việc ra vào Lăng cũng thông qua Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn bởi Đại Hồng Môn - Cổng chính vào Lăng trên trục Thần Đạo - chỉ mở đúng 1 lần khi đưa Vua Minh Mạng vào Lăng.

Đại Hồng Môn

Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình - sân chầu - được lát gạch Bát Tràng. Hai bên hai bên có hai hàng tượng quan văn - võ, voi - ngựa bằng đá đứng chầu

Ở cuối sân chầu là Bi Đình - Nơi đặt bia “Thánh đức thần công” bằng đá ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử , công đức của Vua Cha

Phía sau Bi Đình là sân Triều lễ rất rộng

Bước vào sân triều lễ, bạn sẽ choáng ngợp bởi không gian rộng lớn của thiên nhiên, núi rừng và các công trình kiến trúc đầu thế kỷ XIX. Hiển Đức Môn hiện ra sừng sững mở đầu cho khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng Vua). Vào thời điểm chụp bức ảnh này là lúc Hiển Đức Môn đang được trùng tu.

Qua Hiển Đức Môn ta bước vào 1 khoảng sân rộng trước khi vào Sùng Ân Điện - Sùng Ân điện nằm ngay trung tâm của khu tẩm điện - Đây là điện thờ chính của toàn bộ lăng

Ở khoảng sân rộng phía trước Sùng Ân Điện có Hữu Phối Điện

và Tả Phối Điện...hiện đã xuống cấp trầm trọng - tháng 8/2011 vừa qua Tả Phối Điện đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế khởi công trùng tu.

Bên trong Sùng Ân Điện thờ bài vị Vua Minh Mạng và  Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu - Hồ Thị Hoa. Toàn bộ kiến trúc và vật dụng bên trong điện thờ đều được "sơn son -thếp vàng".

Phía sau Sùng Ân Điện cũng là 1 khoảng sân rộng

Nằm ở hai phía Đông và Tây mặt sau của Sùng Ân Điện có Tả Tùng Viện và Hữu Tùng Viện . Đây là nơi ăn ở và sinh hoạt của các phi tần, thái giám cùng những người hầu sau khi nhà vua băng hà.

Cổng thành phía sau - Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc cho khu vực tẩm điện.

Từ Hoằng Trạch Môn nhìn về phía sau là cả một không gian bao la của thiên nhiên, trời mây, hoa cỏ...Ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh dẫn ta đến Minh Lâu

Minh Lâu nằm trên quả đồi Tam Tài Sơn - là  nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát

Và có lẽ đây cũng là nơi "đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn..."(trích Wikipedia)

Rời khỏi Minh Lâu - Qua cổng Tam quan Thông Minh Chính Trực -  dẫn đến Bửu Thành và đường dạo vòng quanh mộ Nhà Vua - là Trung Đạo kiều bắc ngang qua Hồ Tân Nguyệt - Cái hồ Trăng non ôm lấy Bửu Thành - Nơi yên nghỉ của Nhà Vua và cũng là công trình cuối cùng của hệ thống công trình kiến trúc trong Lăng Minh Mạng

Hiện nay, một số công trình trong Lăng Minh Mạng đã xuống cấp hoặc không còn nữa...Nhưng Tổng thể Lăng Minh Mạng vẫn gần như nguyên vẹn - Một công trình tuyệt đẹp về bố cục lẫn kiến trúc....đáng được chiêm ngưỡng.

Chúc các bạn có 1 chuyến đi vui vẻ!

nhombientap · 1802 ngày trước
Bình luận
Xếp theo: 
Trên một trang: 
 
  • Chưa có bình luận nào
Post info
20.09.2011 (1802 ngày trước)
Tùy chọn
Đánh giá
0 đánh giá
Đề xuất
 
Bài nổi bật
Chuyên mục
Miền Nam (3 bài)
Miền Trung (1 bài)
Tin tức (3 bài)
Điểm đến (1 bài)
Lăng Vua Minh Mạng (Hiếu Lăng)