Xem bài

Chụp ảnh tốc độ chậm

Chúng ta từng chiêm ngưỡng những bức ảnh phong cảnh được chụp với tốt độ rất chậm, các nhiếp ảnh gia đã lợi dụng sự chuyển động của mây, nước, khói, sóng biển, thác, suối...để tạo ra những bức ảnh chụp tốc độ chậm rất nhẹ nhàng, nên thơ và huyền ảo. Tuy nhiên để đạt được những hiệu quả khi mong muốn, đòi hỏi người chụp cần trang bị một số thiết bị phụ trợ và điều quan trọng là sự kiên trì và tính sáng tạo - cái này không thể thiếu được trong hầu hết các thể loại nhiếp ảnh. Từ những kinh nghiệm thực tiễn, các nhiếp ảnh gia đã cho chúng ta một vài lời khuyên. Đây chỉ là những gợi ý và không có tính khái niệm, vì như vậy các bạn mới thật sự có nhiều cơ hội để thỏa sức sáng tạo và tạo ra cho riêng mình những tác phẩm ưng ý nhất.

MỘT VÀI LỜI KHUYÊN CHO VIỆC CHỤP ẢNH TỐC ĐỘ CHẬM

1- Thiết bị: - Bạn cần trang bị Tripod, vì khi chụp với tốc độ chậm, bắt buộc bạn phải cố định máy chụp để tránh bị rung. - Filter ND (Neutral Density) hiểu một cách đơn giản về công dụng của nó là giúp làm giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính, tránh hiện tượng dư sáng khi ta chụp với tốc độ chậm. Khi chọn lựa các loại ND Filter bạn cần quan tâm đến các trị số ND4, ND6, ND8, ND10,...ứng với những trị số này là giá trị F-stop, trị số này càng lớn thì F-Stop bị giảm càng nhiều. Đó là loại Filter ND thông dụng.

Tuy nhiên, một hiện tượng mà khi chụp tốc độ chậm thường gặp là sự chênh sáng quá lớn giữa bàu trời và phần mặt đất hoặt mặt nước, người ta sử dụng loại kính Graduated ND Filter, loại này chỉ có tác dụng giảm f-stop 1 phần ảnh rồi giảm dần đến mức không giảm nữa.

- Trường hợp các bạn không có Graduated ND mà sử dụng ND thông thường thì nên chụp ít nhất 2 shot, một lấy đủ sáng phần trên và một lấy đủ sáng phần dưới rồi dùng Photoshop để ghép chúng lại (kỹ thuật này bạn sẽ được hướng dẫn trong một mục khác). 2- Những lưu ý trước khi chụp:

- Điểm nhấn và tiền cảnh: Phối hợp khéo léo 2 điểm này, bạn sẽ có được một bức ảnh hấp dẫn hơn. Do khi bạn chụp tốc độ chậm, toàn bộ những gì chuyển động sẽ trở nên mờ nhòa đi hết, sự có mặt của một tiền cảnh, hay một hoặc vài điểm chấm phá len lõi trong khung cảnh đó, sẽ giúp cho bức ảnh của bạn trở nên có sức sống hơn, hấp dẫn hơn và tránh được sự đơn điệu.

- Thời điểm chụp: Thời điểm phơi sáng tốt nhất mà bạn nên lựa chọn là lúc bình minh hay hoàng hôn.
- Địa điểm: thông thường trong những bức ảnh chụp tốc độ rất chậm này, bạn sẽ thấy chắc chắn phải có cái gì đó di chuyển liên tục như suối, thác, mặt sông nước, sóng biển, mây...

- Đường chân trời: nếu có thì nó sẽ là một đường nằm ngang ảnh, vì vậy không có lý do gì bạn để nó bị trút lên hay trút xuống trừ khi bạn có một ý gì đó hay về bố cục.

- Chế độ chụp: Vì là chụp tốc độ chậm nên bạn cần chọn lựa chế độ ưu tiên tốc độ - Phần lớn các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng chế độ chụp Manual (M), tất nhiên với chế độ này, các bạn có thể chủ động hoàn toàn trong việc cài đặt tốc độ chụp, tùy theo tốc độ chuyển động của đối tượng chụp, điều kiện ánh sáng thực tế, sự mong mốn của bạn về độ mịn màng của dòng suối, của mặt nước,...thì các bạn sẽ phối hợp những yếu tố đó để set tốc độ, khẩu độ một cách hợp lý nhất. Không có bất kỳ một chỉ số cố định nào ở đây, vì vậy, bạn cần thao tác thử nghiệp thực tế.

Trên đây là những lời khuyên cơ bản nhất mà bạn cần lưu ý và hãy trải nghiệm với nó nhé! Một vài hình ảnh được chụp với tốc độ chậm:
Saigonphoto (Ghi rõ nguồn khi phát hành lại bài viết này)
nhombientap · 1987 ngày trước
Bình luận
Xếp theo: 
Trên một trang: 
 
  • Chưa có bình luận nào
Post info
19.03.2011 (1987 ngày trước)
Tùy chọn
Đánh giá
0 đánh giá
Đề xuất
 
Bài nổi bật
Chuyên mục
Miền Nam (3 bài)
Miền Trung (1 bài)
Tin tức (3 bài)
Điểm đến (1 bài)
Chụp ảnh tốc độ chậm