Xem bài

Steve McCurry và cuộn phim Kodachrome cuối cùng
Trong gần bốn thập kỷ, phóng viên ảnh Steve McCurry thường xuyên mang thiết bị của mình qua các trạm kiểm soát an ninh khi đi tác nghiệp khắp nơi trên thế giới. Dù vậy, vào tháng sáu năm 2010, một mệnh lệnh từ nhân viên an ninh sân bay Mumbai, Ấn Độ đã khiến ông hơi lo lắng. “Anh ta nói, ‘Hãy chụp một bức ảnh,’” McCurry kể lại. “Anh ta muốn tôi bấm máy để chứng minh rằng cái máy ảnh của tôi là máy ảnh thật. Nhưng đấy là một cái máy SLR 35mm, và đang có một cuộn phim trong máy - thường thì tôi đã tua cuộn phim lại rồi - và tôi không muốn lên phim trở lại. Cần phải thuyết phục anh ta đó là một cái máy ảnh thật để tôi không phải lãng phí một tấm ảnh. McCurry có lý do chính đáng trong việc tính toán chi li từng khung hình như thế. Máy Nikon F6 của ông đang chứa cuộn phim Kodachrome cuối cùng được sản xuất. “Thật ra thì thật là buồn cười khi chỉ để chụp một anh chàng nhân viên an ninh,” McCurry nói, ông đã dùng phim Kodak trong hầu hết các dự án nổi tiếng của National Geographic. McCurry đã bảo quản cuộn phim này, lấy từ dây chuyền sản xuất phim Kodachrome của Kodak vào cuối năm 2009, nhờ mối quan hệ của ông với trụ sở chính của công ty ở Rochester, New York. “Tôi đã dùng phim Kodachrome trong hơn 35 năm, và tôi có mối quan hệ tốt với Kodak,” ông nói. “Tôi đã hỏi về cuộn phim cuối cùng và bay đến Rochester để lấy nó. Chúng tôi quay một băng video về toàn bộ hành trình.” Tổ chức National Geographic giám sát cuộc phiêu lưu của McCurry cùng với 36 khung hình cuối cùng đó, họ sẽ phát sóng vào một giờ đặt biệt trên kênh National Geographic vào cuối mùa xuân. McCurry bắt đầu dùng cuộn phim cuối cùng này vào tháng tư năm 2010 tại New York, thành phố quê hương thứ hai của ông; tiếp đó là vào tháng sáu ở miền nam Ấn Độ, một trong những nơi chụp ảnh yêu thích của ông; và kết thúc dự án vào tháng bảy ở American Great Plains, Parsons, Kansas. Tại đây, trong cửa hiệu Dwayne’s Photo - cơ sở xử lý phim Kodachrome cuối cùng trên thế giới - cuộn phim đã được rửa sau khi McCurry giao đến tận tay.
Frame 1 - Actor Robert De Niro taken in New York City, May 2010
Frames 27 - New York City Grand Central Terminal, July 2010
Frame 28 - A scene in Washington Square Park, New York City, July 2010
Frames 32 - New York City, self portrait, July 2010
“Tôi không muốn mất bất kỳ cơ hội nào. Tôi muốn tôn vinh cuộn phim này bằng cách chụp những người và những nơi mang tính biểu tượng,” MacCurry nói. Một trong những biểu tượng đó là nam diễn viên Robert De Niro. “Có rất nhiều người dân New York đáng chú ý, nhưng ông ấy là lựa chọn đầu tiên của tôi, bởi vì ông ấy là đại diện cho bộ mặt thành phố,” ông nói. McCurry cũng tiếp cận Paul Simon, người đã lưu danh Kodachrome trong một bài hát, nhưng người nhạc sĩ này đã có lịch làm việc khác. (Khi nhìn lại, bài hát “Kodachrome” của Simon dường như là lời tiên tri: “Mama, don’t take my Kodachrome away!”). McCurry cũng chụp hình các địa danh huyền thoại của New York như là nhà ga Grand Central và quảng trường Union.
Frame 15 - A Rabari tribal elder, photographed in India, June 2010
Frame 17 - Rabhari tribal elder and magician, India June 2010
Frame 22 - Rabari girl, India, June 2010
Kế đó, McCurry thực hiện một chuyến đi sáu tuần đến châu Á. Ở nơi đây ông đã từng dùng phim Kodachrome chụp nhiều bức ảnh để đời, nổi tiếng nhất là bức chân dung cô gái Afghanistan với cái nhìn xoáy tâm can người khác, trên trang bìa Geographic vào năm 1985. Ông lại dùng phim Kodachrome khi trở lại sau 17 năm để tìm chụp cô gái ấy lần nữa, Sharbat Gula, giờ đã trưởng thành. Trong chuyến đi này, McCurry cố tìm kiếm người của bộ lạc Rabari ở Rajasthan, Ấn Độ. “Họ là những người du mục có nếp sống và phương tiện sống  đang bị biến mất bởi thế giới hiện đại,” ông nói. “Tôi quyết định chụp chân dung những người này bởi vì lối sống của họ đang bị phá vỡ”.
Frame 8 - Taken in a tea shop in Dharavi in June 2010
Frame 11 - Shenez Treasurywala, writer and actress, India, June 2010
Frame 14 - One of India's most popular actors, Amitabh Bachchan, June 2010

Giàu màu sắc nhưng hiện thực

Ra mắt vào năm 1935 dưới dạng phim điện ảnh 16mm, Kodachrome phổ biến dưới dạng phim 35mm vài năm sau đó, một định dạng tương đối mới đối với nhiếp ảnh. Đặc điểm giàu màu sắc nhưng hiện thực sớm làm cho nó trở thành sự lựa chọn đối với các nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Và nếu những nhiếp ảnh gia này không hài lòng với việc tự phóng hình từ phim, họ có thể gửi phim đến Kodak để lấy những bảng in màu nhỏ - dịch vụ xử lý in màu đầu tiên với giá cả hợp lý. Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người chấp nhận màu sắc phim Kodachrome lại thường dùng phiên bản large-format của nó. “Phim Kodachrome có màu sắc thơ mộng,” McCurry nói. “Không phải kiểu biếm họa hoặc lòe loẹt, mà là tuyệt diệu, rực rỡ, đúng với thứ mà bạn chụp. Và nó còn cho dải tương phản tốt.” Phim này cũng có thời gian lưu trữ rất lâu khi đặt trong bóng tối. “Bạn không muốn sau 20, 30, 40 năm hình ảnh trở nên một màu xanh hoặc màu sắc đã bị tẩy trắng. Tôi giữ phim Kodachrome ở tầng áp mái và đã giữ nó trong 40 năm với điều kiện thời tiết nóng và lạnh.” Vào những thập niên 80 và 90, Kodachrome mất nhiều thị trường vào các loại phim màu transparency và negative khác bởi vì chúng có cách xử lý đơn giản hơn, chất lượng hình ảnh và thời gian lưu giữ được cải thiện nhiều. “Với Kodachrome, bạn phải gửi phim đến một trong vài phòng lab đặc biệt,” Cú đấm cuối cùng là cuộc cách mạng nhiếp ảnh kỹ thuật số. “Sau đó, nhu cầu Kodachrome thật sự giảm,” McCurry nói. “Tôi nghĩ rằng nó là loại phim có chi phí sản xuất tốn kém, và Kodak không thể tìm được đủ người để mua nó.” McCurry bắt đầu chụp bằng máy ảnh số vào khoảng năm 2003, và ông thừa nhận những lợi thế của công nghệ mới này - đặc biệt là khả năng cho kết quả tốt hơn nhiều khi thiết lập ISO cao. “Ngày nay bạn có thể chụp tay trong điều kiện ánh sáng yếu hơn nhiều, hoặc dùng tốc độ cao để đóng băng những hành động, mà vẫn nhận được những hình ảnh tốt.” McCurry  nói. “Nhưng bạn phải thường xuyên tạo bản sao dự phòng cho các bức ảnh. Nếu bạn lưu chúng trong một ổ cứng, và sau 20 năm nữa, liệu bạn còn có thể đọc được những bức ảnh đó không? Có thể ổ cứng sẽ hỏng, hoặc hình ảnh bị xuống cấp?”

Kodachrome, 1935–2010

Ở Ấn Độ, McCurry thêm vào bên cạnh chân dung những người du mục hình ảnh những con người hiện đại hơn, chẳng hạn như các ngôi sao Bollywood ở Mumbai. Với khoảng 10 khung hình còn lại, ông quay về New York chụp vài khung cảnh điển hình trước khi bay đến Kansas để xử lý cuộn phim. Ông chụp khung hình cuối cùng của ông trong một nghĩa trang ở Parsons. Khi cuộn phim của McCurry đưa đến Dwayne’s Photo, Dwayne Steinle, là chủ cửa hiệu, chụp khung hình cuối cùng của cuộn phim. Steinle chụp bức hình các nhân viên của mình mặt chiếc áo T-shirt có dòng chữ “The best slide and movie film in history is now officially retired. Kodachrome: 1935-2010.” McCurry nói ông có kế hoạch tặng cuộn phim Kodachrome cuối cùng đó cho bảo tàng nhiếp ảnh và điện ảnh quốc tế George Eastman House ở Rochester. Khi được hỏi sự sụp đổ của Kodachrome có làm ông buồn không, McCurry nhún vai. “Không buồn nhiều lắm, chỉ như là sự hoài niệm,” ông trả lời. “Nó chỉ như một lời nhắc nhở rằng cuối cùng thì mọi thứ cũng mất dần.” Mọi thứ ngoại trừ, có lẽ là, những cuộn phim Kodachrome được lưu giữ tốt.
Afghan girl, Geographic, 1985
Xem toàn bộ các ảnh trong cuộn phim Kodachrome cuối cùng ở , và xem thêm về Steve McCurry ở . Theo American Photo - HoangTran dịch.
nhombientap · 1619 ngày trước
Bình luận
Xếp theo: 
Trên một trang: 
 
  • Chưa có bình luận nào
Post info
20.03.2012 (1619 ngày trước)
Tùy chọn
Đánh giá
0 đánh giá
Đề xuất
 
Bài nổi bật
Chuyên mục
Miền Nam (3 bài)
Miền Trung (1 bài)
Tin tức (3 bài)
Điểm đến (1 bài)
Steve McCurry và cuộn phim Kodachrome cuối cùng