Cây thốt nốt được trồng rất nhiều ở khu vực 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Từ bao đời cây thốt nốt gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người Khmer An Giang

Cây Thốt nốt có rất nhiều công dụng. Hầu như bộ phận nào của cây cũng có thể sử dụng được. Như thân cây xẻ gổ làm nhà, làm đồ gia dụng như đũa, muỗng, thước kẻ..... Lá thốt nốt dùng để lợp nhà. Trái thốt nốt và nước thốt nốt là thức uống giải khát tuyệt vời. Nhưng trên hết , người Khmer trồng thốt nốt để làm đường từ nước thốt nốt. Xin giới thiệu đến các bạn bộ sưu tập ảnh về cây thốt nốt đã được thực hiện trong những năm vừa qua
Phần 1: Nấu đường Thốt nốt Đường thốt nốt làm từ nước rĩ ra ở các cuống hoa thốt nốt. Người ta chặt phần ngọn những cuống hoa, sau đó dùng thùng nhự hứng nước chảy ra . Một cây thốt nốt có thể cho 20-30 lít nước 1 ngày. Có điều lạ là vào mùa khô hạn, nước thốt nốt tiết ra rất nhiều và rất ngọt, còn mùa mưa thì nước bị lạt đi và ít. Do đó mùa làm đường thốt nốt bắt đầu vào mùa nắng

Leo cây để lấy nước thốt nốt không phải đơn giản, vì cây rất cao nên người ta buộc những thanh tre chừa các nhánh nhỏ để người leo bước lên thay thế cho thang. Leo thốt nốt rất nguy hiểm vì đôi khi sơ ý trượt chân hay những thanh tre lâu ngày mục gãy... Năm nào cũng có người leo thốt nốt bị ngã, chấn thương cột sống hay sọ não. - Lấy nước vào buổi sáng sớm

- Lấy nước vào Chiều tối

- Ngay cả trong mưa:

- Gánh về nhà :

Nứớc thốt nốt đem về nhà họ phải nấu ngay để chế biến thành đường Lò nấu đường làm bằng gạch bên ngoài tô đất sét trộn với trấu rất bền - Họ đun lửa bằng trấu hay lá cây bạch đàn , cây tràm có rất nhiều ở đây

- Phải khuấy liên tục

- Vớt bỏ bọt

- Khi nước sắp cô lại thành đường là phải bớt lửa ra ngay

- Nước đã cô lại sắp thành đường

-Công đoạn cuối cùng là dùng một cái que đánh thật lâu và đều tay , cho đến khi nào đường cô đặc và trắng lên mới xong. đây là công đoạn vất vả không kém vì leo thốt nốt

Một chảo nước thốt nốt đầy cho ra chừng 5-7 kg đường thốt nốt nguyên chất. Đất đai ở miệt Tri Tôn, Tịnh Biên do địa hình cao hơn những vùng khác nên chỉ làm được 2 vụ lúa trong mùa mưa, còm lại bỏ đất khô cằn vì không có nước. Với nghề làm đường thốt nốt , người dân Khmer đã có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn, góp phần cải thiện cuộc sống trong mùa khô hạn. ( Hết phần I. Còn tiếp)